Mào tinh hoàn là gì?
Mào tinh hoàn là một bộ phận nhỏ nằm dọc ở mặt sau bên tinh hoàn. Mào tinh hoàn bao gồm từ 10-12 ống xuất và ở người trưởng thành chiều dài tổng cộng của các ống này lên đến 5-6 cm. Cả về mặt hình thái lẫn chức năng, người ta thường chia mào tinh hoàn thành ba phần: Đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh. Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện.
Viêm mào tinh hoàn là gì?
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của các ống xoắn (mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn mà ở đó có mang tinh trùng. Đau và sưng là dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn. Nam giới ở mọi lứa tuổi có thể bị viêm mào tinh hoàn, nhưng nó là phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 14 và 35. Viêm mào tinh hoàn thường được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu… hoặc do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục.
Triệu chứng bệnh viêm mào tinh hoàn
Một số triệu chứng khi nam giới bị viêm mào tinh hoàn gặp phải bao gồm:
– Bìu bị sưng, đỏ hoặc ấm
– Đau đớn ở tinh hoàn có thể là đau một bên tinh hoàn hoặc là đau cả hai bên
– Đi tiểu đau hoặc một nhu cầu khẩn cấp hoặc đi tiểu thường xuyên
– Đau khi giao hợp hoặc xuất tinh
– Ớn lạnh và sốt
– Có một khối u ở tinh hoàn
– Đau hoặc khó chịu ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu
– Trong tinh dịch có lẫn máu
Khi nam giới thấy xuất hiện một trong số những triệu chứng này cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị. Viêm tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang cấp tính, và là một trong những nguyên nhân gâyvô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn
Một số yếu tố nguy cơ gây viêm mào tinh hoàn
Đông y điều trị viêm mào tinh hoàn
Phòng bệnh viêm mào tinh hoàn
Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm mào tinh hoàn: cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không quan hệ tình dục bừa bãi, khi có các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tiền liệt tuyến cần điều trị sớm dứt điểm. Ngoài ra cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Tây y điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn
Khi có dấu hiệu viêm mào tinh hoàn các bác sĩ cần cho xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị đúng hướng. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh này là tetracyclin, doxycyclin, probenecid, kalecin, uống kéo dài trong 3 tuần. Có thể dùng kết hợp với các loại steroid để ngừa chít hẹp ống dẫn tinh và có thể phóng bế novacain 1% vùng thừng tinh để giảm đau. Việc điều trị cho các bệnh nhân này phải khẩn trương kịp thời. Cần cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, có gối kê dưới bìu cho êm, có băng treo cố định bìu để tránh di động mạnh.
Đông y điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn
Theo Đông y thì các bệnh về tinh hoàn thuộc chứng tử ung. Tử ung thường có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Tử Ung cấp tính theo y học hiện đại tương đương với chứng viêm mào tinh hoàn cấp, hoặc Viêm mào tinh hoàn có mủ, Viêm mào tinh hoàn do quai bị. Tử ung mạn tính tương đương với Phó tinh hoàn viêm mạn, Phó tinh hoàn viêm dạng Lâm chứng. Tử ung hay viêm mào tinh hoàn theo đông y có liên quan tới can và thận. Điều trị chứng tử ung đông y chia thành 2 loại chính:
Khi còn ở giai đoạn cấp tính : Tinh hoàn sưng đau, ấn đau nhiều, bìu dái sưng nóng đỏ, da căng bóng, sốt, sợ lạnh, miệng khát, buồn nôn, đau đầu, tiểu ít, tiểu buốt, bụng dưới đau, rêu lưỡi vàng dày, mạch Huyền Sác cần Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiếu sưng. Trong giai đoạn này cũng được chia thành 4 thể chính: thấp nhiệt hạ chú, uẩn độc hạ chú, hàn thấp ngưng trệ, can lạc không điều hòa.
Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính chia thành 2 thể: khí trệ huyết ngưng và dương hư hàn ngưng.
Bệnh nhân cần được hỗ trợ thêm liên hệ:
Hotline: 0865.626.986
Địa chỉ : Thôn Minh Tiến, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Zalo: 0865.626.986